Miếng bọt biển tiếp xúc lâu với độ ẩm dễ ẩn náu bụi bẩn, do vậy không nên sử dụng lâu dài.
Mỗi ngày chúng ta thường dành khá nhiều thời gian cho việc nấu nướng, dọn dẹp trong gian bếp. Những đồ dùng nhà bếp cũng trở thành các vật dụng rất thân thuộc với mọi người. Mặc dù thường xuyên tiếp xúc với 5 vật dụng này nhưng bạn đã biết chúng có an toàn khi sử dụng hay chưa? Câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên.
Thớt
Chúng ta đều biết rằng thớt là vật dụng bắt buộc phải có trong mỗi căn bếp. Tuy nhiên, nếu thớt không được vệ sinh cẩn thận, chúng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn.
Thực tế, nhiều người sử dụng thớt để chuẩn bị các loại thực phẩm sống, chín khác nhau, gây mất vệ sinh và khiến vi khuẩn lây nhiễm chéo (từ đồ sống sang đồ chín). Vì vậy, bạn nên có nhiều loại thớt khác nhau để sử dụng mỗi loại cho một nhóm thực phẩm (ví dụ, một chiếc thớt dành cho trái cây và rau, một chiếc để sơ chế các loại thịt…).
Thớt nên được làm sạch bằng chất tẩy rửa diệt khuẩn và nước nóng sau khi sử dụng để loại bỏ mảng bám. Đồng thời, bạn cần phải làm khô thớt để tránh độ ẩm tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh sôi nảy nở. Bạn có thể rửa thớt bằng chanh và muối, làm sạch trong vòng ít nhất 5 phút trước khi lau rửa lại bằng khăn giấy hoặc nước. Ngoài ra, hãy thay thớt mới nếu chiếc thớt có vết nứt, hư hỏng gây khó khăn cho việc vệ sinh.
Bàn chải xốp, bóng dây thép
Mặc dù máy rửa bát đã có mặt trên thị trường nhiều năm nhưng mức độ phổ biến của chúng còn rất thấp đối với người dân nói chung, ngoài giá thành cao, tốn nước, bàn chải không sạch, nhiều người vẫn thích sử dụng miếng cọ rửa dây thép, bàn chải bọt biển.
Tuy nhiên, miếng bọt biển tiếp xúc lâu với độ ẩm dễ ẩn náu bụi bẩn, do vậy không nên sử dụng lâu dài, nên chọn xơ mướp và xốp nguyên chất, có tuổi thọ cao và tốt cho sức khỏe.
Thùng rác
Thùng rác chắc chắn là nơi bẩn nhất trong nhà bếp. Rác ướt, trong thời gian ngắn sẽ bị lên men, thu hút côn trùng bay nhỏ, phá hoại vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là tỏi tây, sau khi lên men có mùi hôi, tốt nhất nên đổ rác hàng ngày để tránh làm ô nhiễm các thực phẩm khác.
Bã từ máy làm sữa đậu nành
Một ly sữa đậu nành thơm ngọt vào buổi sáng không còn gì thích hợp hơn. Sữa đậu nành là thức uống truyền thống, giàu đạm, là thực phẩm bổ dưỡng cho mọi lứa tuổi nên nhiều người thường mua máy làm sữa đậu nành và tự làm sữa đậu nành tại nhà.
Máy làm sữa đậu nành sau khi sử dụng xong cần được vệ sinh kịp thời, bởi bộ lọc và thanh gia nhiệt là nơi rất dễ đọng lại cặn bẩn, nếu không vệ sinh kịp thời, phần bã dễ bị lẫn vào khi làm sữa đậu nành.
Tủ lạnh và vòng đệm cao su tủ lạnh
Tủ lạnh chứa đựng tất cả các loại thực phẩm, có thể hiểu như một “hệ sinh thái” lý tưởng để vi sinh vật phát triển. Do đó, điều cực kỳ quan trọng là bạn phải sắp xếp thực phẩm theo loại, tránh nhiễm khuẩn chéo khi bảo quản và giữ cho toàn bộ thực phẩm sạch sẽ. Người ta ước tính rằng việc dọn dẹp kỹ lưỡng 4 lần một năm và bảo trì mỗi tuần một lần là đủ để giữ cho không gian tủ gọn gàng và đảm bảo sức khỏe nhất.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/5-mon-do-nha-bep-de-thanh-o-vi-khuan-nha-nao-cung-…Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/5-mon-do-nha-bep-de-thanh-o-vi-khuan-nha-nao-cung-dung-ma-khong-ai-nhan-ra-d290116.html
Nên đặt một số cây cảnh trong phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp vừa để trang trí, vừa giúp cân bằng sinh khí cho không gian nhà bạn.
Theo Nhật Linh (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)