Vệ sinh đúng cách nơi cất đồ ăn này sẽ giúp bạn tránh nhiễm khuẩn Listeria, một loại vi khuẩn có khả năng gây tử vong cho con người.
Vi khuẩn Listeria monocytogens được gọi là “kẻ giết người trong tủ lạnh” vì khả năng sống mạnh mẽ và có thể tồn tại một năm ở nhiệt độ -20 ° C, không dễ bị đóng băng và có thể chịu được áp suất cao. Listeria monocytogens có thể được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm như thịt (đặc biệt là thịt bò), trứng, thịt gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa, rau, kem,… Theo khảo sát, nếu sự hiện diện của Listeria monocytogens trong tủ lạnh vượt quá 10%, sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Cách lau rửa tủ lạnh vừa nhanh vừa sạch sẽ vừa đúng cách
Trước tiên, bạn nhớ rút dây nguồn của tủ lạnh ra khỏi ổ cắm điện để đảm bảo an toàn khi vệ sinh mà không sợ điện giật. Tiếp đó hãy làm đủ 4 bước sau:
Bước 1: Bỏ tất các kệ đựng đồ, các khay trong tủ lạnh, tủ làm đá ra bên ngoài. Sau đó dùng miếng giẻ sạch giặt ẩm rồi đem lau, cọ rửa sạch sẽ các khay nhựa vừa bỏ ra ngoài rồi phơi ra nơi thoáng mát.
Tránh phơi trực tiếp ra nắng sẽ gây giòn, vỡ hoặc nứt khay.
Bước 2: Dùng giẻ khô lau sạch sẽ bên trong tủ lạnh, chú ý các phần bên dưới tủ lạnh thường bẩn hơn các vị trí khác, vì thế bạn cần lưu ý lau kỹ hơn.
Không nên vệ sinh tủ lạnh bằng giẻ ướt, vì việc đó sẽ làm các vết bẩn lan ra nhiều hơn.
Bước 3: Dùng nước rửa chén, hoặc hòa lẫn bột baking soda với nước ấm. Dùng miếng bọt biển/giẻ sạch bôi hỗn hợp lên khắp bề mặt bên trong tủ và cả các viền cao su quanh cánh cửa.
Với những khe nhỏ hoặc đường viền, bạn nên dùng một chiếc bàn chải nhỏ để chà sạch vết bẩn được nhanh chóng. Sau khi hoàn tất, dùng khăn ẩm lau sạch mọi thứ với nước.
Bước 4: Đem các kệ nhựa trong tủ lạnh đã được phơi khô lắp lại vào như cũ. Sau đó xếp thức ăn, các thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh như thường là xong.
Lưu ý cần nhớ khi vệ sinh tủ lạnh
Để đảm bảo an toàn cho bạn, tránh gây hư hỏng cho thiết bị, trước khi vệ sinh tủ lạnh bạn nên lưu ý như sau:
– Không dùng vật nhọn như dao, kéo… để cạy đá bị dính chặt trên bề mặt tủ lạnh. Các vật nhọn nếu không dùng cẩn thận sẽ dễ đâm thủng dàn lạnh.
Lúc này khí ga sẽ theo vết thủng mà thoát hết ra ngoài, khiến hơi lạnh trên ngăn đá sẽ không đủ để làm đông, ảnh hưởng tới ngăn bảo quản thực phẩm.
– Khi vệ sinh chỉ nên sử dụng nước rửa chén/xà phòng pha loãng hoặc có thể dùng thay thế bằng chanh, cafe, bột baking soda…
Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh tủ lạnh.
– Muốn giữ màu sơn của tủ lạnh được bền thì không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy, hóa chất, xăng, dầu… hay như bàn chải rất dễ làm phai, xước màu sơn của tủ.
– Không được sử dụng nước nóng để tránh làm nứt vỡ, biến dạng các ngăn kệ tủ.
– Không để tủ lạnh quá ướt, lau sạch hơi ẩm của tủ bằng các mút mềm hoặc vải khô thấm nước để ngăn không cho nước không lan vào các bộ phận điện và gây giật.
Nguồn: https://giadinh.net.vn/noi-ban-nhat-trong-nha-nhung-ai-cung-yen-tam-cat-do-an-vi-tuong-…Nguồn: https://giadinh.net.vn/noi-ban-nhat-trong-nha-nhung-ai-cung-yen-tam-cat-do-an-vi-tuong-sach-172211005102303164.htm
Theo các báo cáo khoa học gần đây, ánh sáng xanh tỏa ra từ các thiết bị điện tử hay đèn led khiến não ngừng sản xuất Melatonin, một hormone giúp cơ…
Theo Phương Nghi (t/h) (Gia đình & Xã hội)