Sau khi rửa bằng nước rửa chén, bát đĩa cần phải được tráng kỹ với nước sạch và dùng khăn khô lau qua rồi để ở nơi thoáng mát khô ráo.
Rửa bát là công việc tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không cẩn thận, nó cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Trong đó đổ nước rửa chén trực tiếp lên bát đĩa bẩn là thói quen của rất nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên việc này không giúp bạn làm sạch dầu mỡ mà chỉ khiến bạn dùng quá nhiều nước rửa chén.
Khi sử dụng quá nhiều, phần nước rửa chén này sẽ khó để rửa trôi. Nếu không được làm sạch cẩn thận, hóa chất còn sót lại trên bát đĩa sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng gây tiêu chảy, đau bụng, tổn thương đường ruột…
Cách làm đúng nhất là lấy khoảng nửa bát nước sau đó cho nước rửa chén vào khuấy đều rồi sử dụng mút/miếng rửa bát để rửa. Sau khi rửa bằng nước rửa chén, bát đĩa cần phải được tráng kỹ với nước sạch và dùng khăn khô lau qua rồi để ở nơi thoáng mát khô ráo.
Ngoài, còn có một số sai lầm nhiều người mắc phải như:
Ngâm bát đũa trong bồn rửa quá lâu
Sau bữa ăn, một số người có thói quen ngâm bát đũa trong bồn rửa vài tiếng rồi mới làm sạch. Nhiều người nghĩ rằng ngâm bát đĩa trong nước có pha thêm chút nước rửa bát thì các vết bẩn mới sạch hết được.
Tuy nhiên, ngâm các loại bát đũa trong dung dịch nước tẩy rửa càng lâu, nguy cơ hóa chất ngấm vào bên trong các vật dụng này càng cao. Đặc biệt là đối với những dụng cụ làm bằng chất liệu dễ thấm như tre, gỗ. Một khi đã ngâm chúng vào hóa chất thì rất khó để làm sạch hoàn toàn.
Không chú ý đến vệ sinh của giẻ rửa bát
Nếu giẻ rửa bát không được thay thế trong một thời gian dài, số vi khuẩn trong nó sẽ sản sinh rất nhanh và lên tới con số rất lớn. Với một chiếc giẻ rửa bát bẩn, vi khuẩn sẽ lưu lại rất nhiều trong đĩa và bát khi rửa. Bạn nên thay giẻ rửa bát trong khoảng 1-2 tháng.
Dùng xà phòng/bột giặt để rửa chén
Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén. Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.
Rửa bát đĩa vỡ
Với những chiếc bát hoặc đĩa bị sứt mẻ, bạn không nên đưa hóa chất vào để tẩy rửa bởi trên bề mặt không được bằng phẳng, dung dịch hóa chất rất dễ bám lại trên đó và khiến chúng ta khó lòng mà rửa sạch triệt để. Cách tốt nhất với những bề mặt như thế này, hãy sử dụng nước nóng để tẩy rửa nhé các chị em. Vừa đảm bảo sạch dầu mỡ lại vừa không lo dính hóa chất, rất tiện lợi phải không nào?
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/nuoc-rua-bat-nen-do-truc-tiep-vao-hay-hoa-loang-kh…Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/nuoc-rua-bat-nen-do-truc-tiep-vao-hay-hoa-loang-khong-it-nguoi-da-sai-suot-nhieu-nam-d287218.html
Cho dù bạn lo lắng về các mạch điện hay bánh quy bị cháy trong lò, mùi khét thường là một dấu hiệu xấu.
Nhật Linh (Gia đình & Xã hội)