Nguyên tắc quan trọng nhất khi dùng đồ điện là tuyệt đối không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà.
Những thiết bị điện, đồ gia dụng như một con dao hai lưỡi. Nếu bạn không biết cách sử dụng đúng cách, đúng chỗ thì nó vô cùng nguy hiểm.
Nguyên tắc quan trọng nhất khi dùng đồ điện là tuyệt đối không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ nối dây; dây điện trần… để không bị điện giật chết người.
Ngoài ra, còn có một số lưu ý quan trọng khác mà không phải ai cũng biết như:
Bố trí đồ điện hợp lý trong nhà tắm
Mọi thiết bị sử dụng điện trong nhà tắm như máy sấy, ổ cắm, công tắc, bóng điện… đêu phải cần đặt ở vị trí trên cao và cách xa vòi hoa sen, nguồn nước. Để bảo bảo an toàn nhất cho mọi người thì không nên sử dụng máy sấy tóc trong nhà tắm. Nếu có sự cố gì sảy ra rất nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.
Nguy hiểm của bóng đèn điện
Khi lắp bóng điện, bạn cần hết sức lưu ý và cần phải thận trọng khi nối dây điện cho bóng đèn. Một đoạn mạch chỉ cần nối sai cũng có thể làm hư hại cả hệ thống. Một lưu ý khác đó là bạn cần phải thật cần thận khi thay bóng điện, nguy cơ bị điện giật khi thay bóng điện là không nhỏ. Nhiều người chủ quan, không chú ý đảm bảo an toàn nên rất dễ bị điện giật. Bạn chỉ nên thay bóng điện khi tay hoàn toàn khô ráo và nguồn điện đã được ngắt.
Hạn chế sử dụng thiết bị điện giá rẻ
Nếu gia đình bạn có thói quen mua những thiết bị điện rẻ tiền của những hãng không có tên tuổi thì nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn cực kỳ cao. Nó có thể đe dọa tính mạng của bạn và người thân mọi lúc. Nhất là đối với những thiết bị điện có chất lượng không đảm bảo. Bạn nên chon những thiết bị điện có chất lượng cao, bền để tránh mang đến hậu quả khó lường cho người dùng, nhất là những đường dây điện được sử dụng lâu ngày.
Dập lửa điện bằng nước là tự sát
Nhiều người không để ý và khi thấy ngọn lửa bốc lên từ đâu đó liền lấy nước để dập. Khi chưa ngắt toàn bộ hệ thống điện thì đây là việc làm khá nguy hiểm. Như thế nguy cơ bị điệt giật khá cao. Việc cần làm là ngắt ngay nguồn điện và gọi những người xung quanh đến giúp đỡ.
Tắt khi không sử dụng các thiết bị điện
Có rất nhiều vụ cháy chập điện do nguyên nhân chính là không tắt các thiết bị sử dụng điện khi không sử dụng. Việc hoạt động liên tục trong thời gian dài khiến cho nhiều thiết bị điện bị nóng lên và nguy cơ cháy nổ tăng gấp nhiều lần. Tắt điện khi không sử dụng vừa đảm bảo tiết kiệm điện lại vừa đảm bảo an toàn điện.
Không dùng nhiều thiết bị cùng một ổ cắm
Cắm quá nhiều thiết bị điện có công suất cao như lò vi sóng, nồi cơm điện,… vào cùng một ổ cắm có thể khiến hệ thống quá tải và gây hỏng hóc, thậm chí gây cháy. Tốt nhất là nên cắm các thiết bị điện khác nhau vào nhiều ổ cắm khác nhau, rút bớt các phích cắm của bất kỳ thiết bị nào khi không sử dụng.
Tuân thủ các nguyên tắc khi sửa chữa, sử dụng thiết bị điện
Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi sửa chữa cũng như sử dụng các thiết bị điện. Ngắt toàn bộ hệ thống điện khi sửa chữa, đeo gang tay các điện, đeo ủng cao su ở những nơi ẩm ướt… Không được chạm và đồ điện khi tay đang bị ướt. Như thế nguy cơ bị điện giật sẽ được giảm bớt.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/do-dien-trong-nha-la-dao-2-luoi-tuan-thu-quy-tac-s…Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/do-dien-trong-nha-la-dao-2-luoi-tuan-thu-quy-tac-su-dung-nay-de-bao-ve-ca-nha-d286571.html
Nhật Linh (Gia đình & Xã hội)