Nhiều người quen vứt khăn vào chậu sau khi rửa mặt, đây là việc làm sai lầm.
Khăn là vật dụng quen thuộc và gắn liền với cuộc sống thường ngày của mỗi người. Việc sử dụng khăn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên làm thế nào để chọn lựa và sử dụng khăn đúng cách, giúp làn da luôn được chăm sóc và nâng niu.
Trong đó có 3 đơn tuyệt đối không nên treo khăn mặt, khăn tắm mà không phải ai cũng biết:
– Nơi đầu tiên bạn không thể treo khăn: Cạnh bồn cầu vệ sinh
Nhiều người thích dán một vài chiếc móc lên tường phía trên bồn cầu vì phòng tắm ở nhà tương đối nhỏ, có thể dùng để treo khăn tắm, thực tế thì việc treo khăn ướt trên bồn cầu là sai lầm.
Phòng tắm có độ ẩm tương đối cao, lâu ngày dễ sinh vi khuẩn, ngoài ra khăn ướt cũng sẽ hút bớt một phần mùi hôi nhà vệ sinh, nếu treo khăn thấp thì mỗi lần xả nước bồn cầu, có thể nước bồn cầu sẽ ngấm vào khăn.
– Nơi thứ hai mà bạn không thể treo khăn: Nhà bếp
Bạn có thể không tin rằng một số người thực sự treo khăn trong nhà bếp, thực tế, nhiều người trong cuộc sống của chúng ta đã quen với việc treo khăn trong bếp, sau khi nấu nướng khói dầu, họ sẽ tiện tay rửa mặt và treo khăn trong bếp. Việc treo khăn trong bếp rất không hợp lý vì mùi khói dầu trong bếp rất lớn, treo khăn ở đây sẽ hút nhanh các loại khói dầu, khó làm sạch.
– Vị trí thứ ba mà bạn không thể để khăn: Trong chậu
Nhiều người quen vứt khăn vào chậu sau khi rửa mặt, có thể họ không biết rằng khăn được đặt trực tiếp vào chậu lâu ngày sẽ có mùi hôi khó chịu, đồng thời rất dễ sinh vi khuẩn.
Ngoài ra, khăn tắm rất dễ bị hỏng nếu để theo cách này, vì vậy ngoài việc treo khăn đúng nơi quy định, chúng ta cũng cần thay khăn thường xuyên, một số loại khăn nhìn bề ngoài rất mới nhưng bạn không thể nhìn thấy vi khuẩn trên chúng. Trong trường hợp bình thường, tốt nhất chúng ta nên thay khăn từ hai đến ba tháng một lần để bảo vệ làn da của chúng ta khỏe mạnh hơn.
Lưu ý làm sạch và bảo quản khăn mặt sau khi sử dụng
Theo các chuyên gia, khăn là thứ tiếp xúc hằng ngày với da nhưng cũng là nơi dễ chứa vi khuẩn và nấm mốc nhiều nhất. Hãy cùng tìm hiểu cách làm sạch và bảo quản khăn đúng cách để duy trì tuổi thọ của khăn và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
– Giặt khăn với nước ấm và một ít sữa tắm hoặc xà phòng loãng, tránh dùng hoá chất tẩy rửa mạnh để giặt khăn. Nếu cần làm sạch khăn mặt, có thể cho thêm giấm hoặc baking soda vào.
– Phơi khăn ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh vi khuẩn và mùi hôi ẩm mốc. Hãy từ bỏ thói quen sai lầm là treo khăn lâu ngày trong nhà tắm hoặc nơi ẩm ướt.
– Không nên sử dụng khăn chung với người khác. Mỗi người hãy tự chuẩn bị một chiếc khăn mặt riêng, phù hợp với nhu cầu.
– Thay khăn định kỳ để đảm bảo khăn mặt luôn mềm mại, thấm hút tốt và sạch vi khuẩn, an toàn cho da.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dung-treo-khan-o-3-noi-nay-rat-nhieu-nguoi-dang-la…Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dung-treo-khan-o-3-noi-nay-rat-nhieu-nguoi-dang-lam-sai-moi-ngay-ma-khong-biet-d286117.html
Khi đang dùng tủ lạnh, nếu phát hiện có những dấu hiệu này, bạn cần rút điện và xử lý ngay lập tức để tránh nguy hiểm.
Nhật Linh (Gia đình & Xã hội)