Nếu bạn chỉ chăm chăm để ý hạn sử dụng của thực phẩm thì thật là thiếu sót. Thực tế, còn rất nhiều vật dụng trong gia đình không báo hạn nhưng liên quan trực tiếp đến sức khỏe của cả gia đình rất cần được thay mới.
Miếng rửa chén, bát
Dụng cụ rửa chén bát như miếng bọt biển, lưới và cọ sắt là nơi chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh. Có khoảng 10 triệu vi khuẩn trên mỗi cm2 đối với miếng mút và khoảng một triệu con nếu là miếng giẻ vải rửa bát. Trong số này có vi khuẩn ecoli và Salmonella, là hai loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Những vi khuẩn này có thể bám vào bát đĩa, qua thức ăn và truyền sang cơ thể gây bệnh. Khi chúng ta sử dụng miếng giẻ bẩn là đã lây nhiễm chéo vi khuẩn trong bếp.
Dụng cụ cọ nhà vệ sinh
Vật dụng kín đáo này có thể được giữ trong nhà trong nhiều năm. Tuy nhiên, ngay cả khi làm sạch bàn chải hàng tuần, bạn cần hiểu rằng không thể loại bỏ hết vi khuẩn trên bàn chải. Bạn cần thay bàn chải khi lông của nó bị biến dạng hoặc bắt đầu chuyển sang màu vàng.
Khăn tắm
Khăn tắm tiếp xúc với nước nên là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát sinh. Mặc dù bạn có giặt giũ, làm sạch nó sau khi sử dụng. Kể cả những loại khăn được làm khá dày dặn và lành lặn nhưng bạn nên “chia tay” với nó sau khoảng 1- 3 năm sử dụng, tùy thuộc vào chất lượng của sản phẩm.
Chảo chống dính
Những chiếc chảo này chỉ sử dụng được 2-3 năm và sau đó dụng cụ nấu nướng cần được thay thế, ngay cả khi lớp phủ trông còn nguyên vẹn. Sử dụng dụng cụ nấu nướng này trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, vì Teflon (chất chống dính) có thể thải ra tới 6 loại khí độc.
Đũa gỗ
Đũa gỗ được khuyến cáo nên thay mới 6 tháng/lần vì mỗi khi rửa xong sẽ để lại các vết nứt, lâu dần tích tụ cặn bẩn và vết dầu mỡ, ngoài ra, đôi khi nếu không được lau khô hoặc khử trùng sau khi rửa, trên đũa có thể xuất hiện các khuẩn gây hại, từ đó xâm nhập vào đường hô hấp, dạ dày, đường ruột và các bộ phận khác, gây ra các bệnh về đường hô hấp, viêm dạ dày, viêm gan, thậm chí là ung thư.
Các loại thớt
Thớt với bất kỳ vật liệu nào (nhựa, gỗ) có rất nhiều vết nứt. Đây là nơi tích tụ vi khuẩn. Để không gây nguy hiểm cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, các chuyên gia khuyên bạn nên thay thớt ít nhất mỗi năm một lần.
Lưỡi dao cạo
Chuyên gia khuyên rằng, những người dùng dao cạo râu hàng ngày nên thay đầu dao cạo râu sau 1-2 tuần sử dụng. Đối với những người sử dụng dao cạo vài lần một tuần, bạn nên thay sau 4-6 tuần. Sử dụng một lưỡi dao xỉn màu có thể gây ra kích ứng, vết cắt.
Ruột gối
Ngoài việc giảm độ mềm mại, xẹp xuống, cùng với thời gian, gối sẽ bị bụi bẩn, tích tụ nhiều vi khuẩn. Bạn nên thay gối sau khoảng 2- 3 năm để giảm những tác hại tiêu cực từ việc dùng gối cũ quá lâu gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Nguồn: https://giadinh.net.vn/o/8-vat-dung-can-thay-moi-thuong-xuyen-de-an-toan-cho-ca-gia-din…Nguồn: https://giadinh.net.vn/o/8-vat-dung-can-thay-moi-thuong-xuyen-de-an-toan-cho-ca-gia-dinh-ban-20210810144139471.htm
Ở TP.HCM nữ danh hài cũng sở hữu một cơ ngơi sang chảnh, ngay trung tâm để tiện cho việc “đi về” trong thời gian xa chồng con.
Theo M.H (th) (Gia đình & Xã hội)