Bản thân đũa, đặc biệt là đũa tre, gỗ không phát triển aflatoxin, mà đũa không sạch sẽ có xu hướng lưu trữ tinh bột, trong môi trường ẩm ướt, những chiếc đũa này dễ bị mốc, và từ đó sản sinh độc tố aflatoxin.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017, aflatoxin thuộc nhóm chất gây ung thư loại 1, là chất có khả năng gây ung thư rõ ràng đối với cơ thể con người. Việc cơ thể hấp thụ chất này sẽ phá hủy các mô gan và trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.
Aflatoxin, một chất chuyển hóa thứ cấp được sản xuất bởi loại nấm Aspergillus flavus, là một chất gây ung thư tự nhiên. Tác hại của nó bao gồm hai khía cạnh, một là độc tính cấp tính, độc tính cấp tính là gấp khoảng 68 lần asen, nếu đủ lượng, nó có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức. Thứ hai là độc tính mãn tính, tiếp xúc thường xuyên với số lượng ít, tích lũy theo thời gian có thể dấn đến các bệnh về gan, còn bao gồm cả ung thư gan, ung thư vú.
Bản thân đũa, đặc biệt là đũa tre, gỗ không phát triển aflatoxin, mà đũa không sạch sẽ có xu hướng lưu trữ tinh bột, trong môi trường ẩm ướt, những chiếc đũa này dễ bị mốc, và từ đó sản sinh độc tố aflatoxin.
Đũa gỗ, tre sử dụng thời gian dài, có thể bị nứt, những vết nứt nhỏ này cũng rất dễ ẩn giấu bụi bẩn, vi khuẩn, sau khi bị nhiễm mốc sẽ sản sinh aflatoxin. Để hạn chế điều này tốt nhất bạn nên thay đũa trong vòng 6 tháng.
Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng những loại đũa dưới đây:
1. Đũa bị nấm mốc
Nhiều gia đình sau khi rửa bát đũa xong không để khô hoàn toàn đã ngay lập tức cất vào tủ hay giá để đũa. Theo thời gian sẽ tạo nên môi trường ẩm ướt, giúp vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển ngay trên bề mặt đũa, gây nấm mốc.
Khi đũa bị nấm mốc, nó có thể tạo ra độc tố aflatoxin, một chất gây ung thư có độc tính cao, gây tổn thương gan rất nghiêm trọng. Nếu đũa nhà bạn đã bị mốc, đừng ngại vứt chúng đi.
2. Đũa bị xước, bong sơn
Các nhà sản xuất đũa thường chải một lớp sơn lên bề mặt đũa để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu vào đũa. Nếu đũa nhà bạn đã bị bong tróc lớp sơn này hoặc có dấu hiệu bị xước nhiều, bề mặt thô ráp sẽ rất dễ nuôi vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên thay thế những đôi đũa bị trầy xước, bong tróc càng sớm càng tốt.
3. Đũa dùng một lần
Hãy cẩn thận khi sử dụng đũa dùng một lần. Một số nhà sản xuất có thể sử dụng lưu huỳnh để xông khói trong quá trình sản xuất đũa dùng một lần và lưu huỳnh sẽ sản sinh ra khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nếu những chiếc đũa dùng một lần này được sử dụng thường xuyên thì điôxit lưu huỳnh được giải phòng bởi nhiệt sẽ theo thức ăn vào miệng, ăn mòn niêm mạc hô hấp, gây ung thư.
Hơn nữa, một số đũa dùng một lần còn được tẩy trắng bằng hydrogen peroxide. Hydrogen peroxide có tính ăn mòn cao và dễ dàng ăn mòn miệng, thực quản, thậm chí cả dạ dày. Đồng thời, một số người cũng sử dụng bột talc để đánh bóng đũa dùng một lần. Loại bột này nếu tiếp xúc quá nhiều sẽ gây hại cho phổi.
4. Đũa nhựa nhiều màu sắc
Đũa nhựa đẹp mắt được nhiều gia đình yêu thích. Tuy nhiên, loại đũa này được làm chủ yếu từ melamine và formaldehyde. Ở nhiệt độ cao, những chất này dễ phân hủy thành các hóa chất độc hại, gây tổn thương tới sức khỏe.
Đặc biệt, khi đũa nhựa có dấu hiệu đổi màu, nứt thì càng có nguy cơ gây bệnh, vì thế đừng dại sử dụng những đôi đũa như vậy.
5. Đũa có mùi lạ
Nếu cầm đũa lên và bạn ngửi thấy có mùi chua, chứng tỏ đũa đã bị nhiễm bẩn hoặc đã hết hạn sử dụng. Đũa bốc mùi chứng tỏ vi khuẩn trong đũa đã sản sinh rất nhiều, nếu tiếp tục sử dụng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào miệng cùng thức ăn, gây tổn hại tới cơ thể.
Hai mẹ con chị Quỳnh Mai may mắn không bị làm sao khi vừa ra khỏi nhà tắm thì bình nóng lạnh bất ngờ bốc cháy đùng đùng.
Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)