Để đảm bảo máy hoạt động một cách hiệu quả và bền bỉ, cần vệ sinh máy thường xuyên sau mỗi ngày nấu.
Việc vệ sinh máy hút mùi thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ mùi thức ăn một cách hiệu quả, mang tới sự sạch sẽ cho không gian nhà. Bên cạnh đó, nếu bạn không vệ sinh máy hút mùi thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng giảm hiệu suất hoạt động của máy, nghiêm trọng hơn còn thể làm cho thiết bị nhanh hư hỏng hơn.
Nên vệ sinh máy hút mùi bao lâu một lần?
Tùy vào tần suất nấu nướng của mỗi gia đình mà thời gian vệ sinh máy hút mùi có thể khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo máy hoạt động một cách hiệu quả và bền bỉ, cần vệ sinh máy thường xuyên, sau mỗi ngày nấu thì nên vệ sinh máy hút mùi 1 lần để khử sạch mùi dầu mỡ, mùi ẩm mốc, bụi bẩn két vào thiết bị.
Đối với tấm lưới lọc: Cần vệ sinh định kỳ 1 tuần/lần.
Đối với than hoạt tính: Người dùng cần thay mới bộ lọc từ 6 tháng – 1 năm/ lần (tùy theo mức độ sử dụng máy).
Đối với động cơ: Cần bảo dưỡng động cơ 12 tháng/lần.
Cách vệ sinh máy hút mùi
Bước 1: Tháo tấm lọc mỡ để vệ sinh
Đây chính là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Người dùng có thể lựa chọn nhiều loại chất tẩy rửa khác nhau để làm sạch tấm lọc máy hút mùi, tùy thuộc vào chất liệu cũng như độ bẩn của máy.
Máy hút mùi bằng nhôm: Bạn có thể sử dụng nước rửa chén, nước lau kính hay dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Bạn nên tháo rời bộ phận và ngâm trong dung dịch cho ra chất dầu mỡ, dùng vòi nước mạnh xịt những chỗ bám bẩn. Đánh rửa kỹ sau đó lau khô lại bằng khăn mềm sạch.
Ngoài ra, có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh tự nhiên dễ tìm như: giấm, chanh, baking soda, coca cola,… vừa tiết kiệm chi phí vừa sạch bong bất ngờ, lại không hóa chất gây hại cho sản phẩm.
Bước 2: Ngâm và vệ sinh các tấm lọc với baking soda
Đun sôi tấm lưới lọc với baking soda
Pha 1 lít nước với 1/2 cốc bột baking soda sẽ tạo thành dung dịch tẩy các chất dầu mỡ rất hữu hiệu.
Đun sôi tấm lọc với hỗn hợp trên khoảng 20 – 30 phút đến khi tấm lọc sáng bóng như lúc vừa mới mua thì tắt bếp.
Sau đó, lau chùi lại bằng nước ấm pha xà phòng là xong.
Bước 3: Vệ sinh các khe, mép xung quanh tấm lưới lọc
Dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng lau sạch mỡ, bụi bẩn bám trên các khe, mép khu vực lắp tấm lọc.
Bước 4: Thay bộ lọc than hoạt tính định kỳ (nếu có)
Với những loại máy hút mùi hoạt động theo chế độ hút khử tuần hoàn qua bộ lọc than hoạt tính nên thay thế bộ lọc than định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần.
Vì bộ lọc than đóng vai trò lọc và khử các độc tố trong không khí khi nấu. Do đó, nếu không thay bộ lọc theo định kỳ, khả năng hút khử của máy sẽ kém hiệu quả đi rất nhiều, thậm chí là vô tác dụng.
Bước 5: Vệ sinh bên ngoài và trong khoang máy hút mùi
Dùng vải ẩm lau khắp khoang trong và ngoài máy (bao gồm cả khung inox và kính nếu có).
Có thể sử dụng cốt chanh, vỏ chanh hoặc dấm trắng để vỏ máy inox và kính được sáng bóng, làm mờ các vết trầy xước nhẹ trên bề mặt.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/may-hut-mui-phai-lau-don-thuong-xuyen-day-chi-em-mot-…Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/may-hut-mui-phai-lau-don-thuong-xuyen-day-chi-em-mot-meo-sach-ngay-trong-tuc-khac-d282620.html
Theo Nhật Linh (thoidaiplus.giadinh.net.vn)