Thớt gỗ là vật dụng nhà bếp quen thuộc, được sử dụng mỗi ngày nhưng không phải ai cũng biết cách vệ sinh đúng để khử sạch mùi, “đánh bay” vi khuẩn và nấm mốc.
Việc làm sạch những chiếc thớt dùng lâu, có các vết nứt càng khó hơn vì trong đó chứa nhiều vi khuẩn Salmonella, E.coli và campylobacter, dễ gây tiêu chảy, bệnh đường ruột… Thớt bị mốc, ẩm, có mùi hôi cũng rất khó để làm sạch.
Để nhanh chóng “đánh bay” tình trạng nấm mốc, vi khuẩn và mùi hôi khó chịu bám trên thớt gây bệnh nói trên, bạn hãy áp dụng ngay 4 bước sau.
Đổ giấm trắng và muối lên bề mặt thớt
Sau khi rửa qua thớt với nước và dùng khăn lau khô, bạn hãy đổ 2 thìa giấm trắng lên bề mặt thớt, rồi dùng tay dàn đều. Giấm trắng có tính axit, rất hữu ích trong khử trùng, khử mùi và làm mềm chất bẩn, giúp các bước làm sạch sau đó dễ dàng hơn.
Tiếp theo đó, rắc một chút muốt hạt lên mặt thớt (nên dùng loại muối hạt nhỏ) và xoa đều tất cả bề mặt của thớt. Các thành phần có trong muối sẽ giúp sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và mùi mốc, đồng thời làm tăng độ ma sát trên mặt thớt. Bạn để thớt như vậy trong vòng 10 phút để giúp diệt khuẩn và làm sạch tối đa.
Sử dụng kem đánh răng đánh mặt thớt
Sau khi qua 10 phút, bạn cho một lượng vừa phải kem đánh răng lên mặt thớt, dùng bàn chải chà mạnh. Chất mài mòn có trong kem đánh răng sẽ giúp khử khuẩn và làm sạch. Bạn sẽ thấy những chất mùn đen bong ra từ bề mặt thớt. Đó chính là những căn bẩn bám trên thớt lâu ngày.
Làm sạch mặt sau của thớt
Bạn không dùng đến mặt sau của thớt nhưng nó vẫn chứa rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc. D vậy, bạn nên làm sạch bằng cách thực hiện các bước tương tự như cọ mặt trước gồm cho giấm trắng, muối, kém đánh răng vào rồi dùng bán chải chà mạnh.
Quét dầu
Rửa thật sạch 2 mặt của thớt với nước, dùng khăn thấm khô bớt rồi lấy dầu ăn thoa đều một lớp mỏng lên các mặt và cạnh của vật dụng. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm bọc thớt lại trong vòng 6 giờ để dầu ăn ngấm hoàn toàn vào thớt.
Dầu ăn có vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng thớt. Dầu ăn nhẹ hơn nước, sẽ tạo thành một lớp màng bao phủ bề mặt thớt, cách biệt với không khí để chống mốc cho thớt, ngăn vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Sau 6 giờ, bạn mở màng bọc thực phẩm ra, rửa lại thớt với baking soda.
Lưu ý khi dùng thớt gỗ:
– Rửa thớt ngay sau khi sử dụng, treo ở nơi thoáng mát để thớt nhanh khô và tránh ẩm mốc.
– Không ngâm thớt trong nước. Bề mặt gỗ bị ngấm nước sẽ dễ nứt, tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.
– Dùng thớt riêng cho đồ ăn sống và đồ ăn chín. Nếu dùng chung, bạn nên rửa sạch, sát khuẩn bằng chanh, giấm hoặc muối để sát khuẩn sau khi dùng thớt cho đồ ăn sống.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/thot-go-sach-bong-vi-khuan-nam-moc-nho-4-buoc-don-gian-…Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/thot-go-sach-bong-vi-khuan-nam-moc-nho-4-buoc-don-gian-ai-cung-lam-duoc-a503150.html
Theo Đinh Kim (T/h) (Đời sống & Pháp luật)