Cây xanh trồng trong nhà theo kích thước được chia làm ba loại là cây trồng lớn, cây bụi và cây dây leo.
Cây xanh trồng trong nhà mang đến rất nhiều lợi ích, vừa cung cấp oxy, hấp thụ carbonic cho không khí trong lành mát mẻ, vừa mang yếu tố phòng thủy mang lại may mắn, sức khỏe cho gia đình.
Tuy nhiên, nhiều người còn phân vân lựa chọn cây gì trong nhà sao cho phù hợp với diện tích nhà.
Dưới đây, KTS Bùi Thế Long CTA|Creative Architects sẽ chia sẻ những bí quyết chọn cây cảnh trong nhà một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Cây trồng lớn
Cây trồng lớn là cây thân gỗ lâu năm có kích thước lớn với tác dụng tạo bóng mát và cảnh quan. Đối với những loại cây này cần lưu ý vị trí trồng cây như chỗ trồng phải đủ diện tích, ánh sáng cho bầu cây phát triển để không ảnh hưởng đến nền móng, kết cấu nhà.
Chính vì vậy, không gian thông tầng, sân trong hay trước và sau nhà phải đủ rộng. Diện tích chôn bầu cây tối thiểu khoảng 2 m x 2 m để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, có ánh sáng tự nhiên chiếu tới mới trồng những loại cây to này.
Cây xanh lớn cần được trồng nơi có ánh sáng tốt và có diện tích để bầu câu phát triển không ảnh hưởng đến nền móng.
Thông thường các KTS thiết kế kết hợp cây trồng lớn dưới khoảng thông tầng trong nhà.
Hiện nay, các giống cây phổ biến là khế, bàng đài loan, đào tiên hay lộc vừng…Các loại cây này tương đối dễ trồng trong nhà, dễ sống, sinh trưởng tốt, không yêu cầu chăm bón nhiều hay thời gian chiếu sáng lớn và dễ tìm thấy trên thị trường.
Tuy nhiên, khi trồng vẫn cần các đội thi công cây xanh chuyên nghiệp xử lý lớp nền đúng kỹ thuật, thoát nước cũng như bộ rễ để đảm bảo tỉ lệ sống của cây cũng như không ảnh hưởng đến tuổi thọ, kết cấu công trình.
Cây bụi
Cây bụi là những cây thân thảo, chiều cao khoảng 1,2 – 1,5 m đổ lại. Cây có thể trồng xuống bồn cây, trên tường thành mảng lớn hoặc trong chậu.
Đối với cây bụi thì giống loài rất đa dạng và cũng tạo cảnh quan tốt cho ngôi nhà như lan ý, kim ngân, phú quý, phát tài, hoàng tử, ngũ gia bì…
Nơi trồng yêu cầu có đủ ánh sáng để cây phát triển, có thể bố trí bên dưới gốc cây lớn hay trồng ở bồn cây cạnh cửa sổ, giếng trời… hạn chế trồng ở những nơi quá ẩm thấp, tối như gầm cầu thang. Những nơi khó lấy ánh sáng tự nhiên sẽ khó khăn cho việc di chuyển cây ra phơi nắng theo định kỳ.
Nơi trồng cây bụi cũng yêu cầu có đủ ánh sáng và có thể bố trí bên dưới gốc cây lớn hay trồng ở bồn cây cạnh cửa sổ, giếng trời.
Cách trồng nên là trồng theo tầng cao, cây cao trồng bên trong, ở giữa, cây thấp hơn ở bên ngoài xung quanh để chêm vào các khoảng trống bên dưới cây bụi cao.
Lựa chọn cây bụi có kích thước lá khác nhau để chêm vào nhau, hạn chế lá quá nhiều màu sắc và trồng rải rác làm rối cấu trúc cây.
Việc xử lý đất cho cây bụi đơn giản hơn cây thân gỗ, gia chủ có thể tự làm. Tuy nhiên, đối với tường cây xanh thì bắt buộc có đội thi công cây xanh chuyên nghiệp.
Cây dây leo
Cây dây leo với hình dạng dây leo là loại cây xanh được trồng phổ biến trong nhà, đặc biệt các ngôi nhà hạn chế về diện tích trồng cây nhưng vẫn mang lại màu xanh, bóng mát tương đối tốt.
Các loại cây phổ biến trên thị trường hiện nay là trầu bà, vạn niên thanh, cúc tần Ấn Độ, thằn lằn…
Cây dây leo được trồng ở khoảng thông tầng.
Cây dây leo tạo bóng mát và cảnh quan trước mái hiên nhà.
Cây dây leo không yêu cầu diện tích, khối tích đất lớn cho rễ nhưng cây dây leo vẫn cần đủ ánh sáng để quang hợp. Đặc biệt các loại cây như hoa giấy, sử quân tử…
Với hình dáng thả dài, cây dây leo phù hợp với vị trí bồn, chậu trên cao như khu vực thông tầng, ban công, cầu thang, mái hiên, hàng rào…
Nguồn: https://plo.vn/do-thi/bat-dong-san/khong-gian-song/bi-quyet-chon-cay-xanh-trong-nha-977…Nguồn: https://plo.vn/do-thi/bat-dong-san/khong-gian-song/bi-quyet-chon-cay-xanh-trong-nha-977234.html
Có nhiều loại cây cảnh để bàn có khả năng thanh lọc không khí, hút bụi bẩn hay xua đuổi côn trùng, muỗi… rất hiệu quả.
Theo THU TRINH (Pháp luật TP HCM)