Những thứ dưới đây bạn vẫn dùng hằng ngày mà không biết rằng cực kì bẩn.
Bồn rửa
Mặc dù có rất nhiều nước chảy qua bồn rửa mỗi ngày nhưng đây vẫn là nơi ẩn nấp của nhiều vi khuẩn, đặc biệt ở vị trí tiếp nối giữa bồn rửa với bàn bếp, quanh miệng cống và rổ chặn rác.
Theo Tổ chức Vệ sinh Quốc gia Quốc tế (NSF) của Mỹ, 45% số bồn rửa trong nhà được thử nghiệm đều chứa vi khuẩn E. coli hoặc các vi khuẩn dạng coli.
Bồn rửa nhà bếp nên được khử trùng hàng ngày hoặc sau mỗi lần nấu nướng hay rửa chén bát. Đừng bỏ qua vòi nước và khu vực xung quanh bồn rửa vì các mảnh vụn thức ăn thường văng bắn vào đây mỗi khi bạn rửa chén bát hay thực phẩm.
Miếng bọt biển rửa chén bát
Trong nhà bếp, thứ được coi bẩn nhất chính là giẻ rửa bát. Có khoảng 10 triệu vi khuẩn trên mỗi m2 với miếng giẻ bằng mút và khoảng một triệu con nếu là miếng giẻ vải. Trong số này có vi khuẩn ecoli và Salmonella (loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở nên độc hại). Những vi khuẩn này có thể bám vào bát đĩa, qua thức ăn và truyền sang cơ thể gây bệnh. Khi chúng ta sử dụng miếng giẻ bẩn là đã lây nhiễm chéo vi khuẩn trong bếp.
Để giữ vệ sinh, mỗi khi rửa bát đĩa xong, chiếc giẻ phải được giặt lại thật kỹ bằng tay hoặc cho vào máy giặt cùng với chất tẩy rửa. Sau đó treo ở nơi thoáng khí để khô tự nhiên.
Giẻ rửa bát càng sử dụng lâu sẽ càng có nhiều vi khuẩn, nếu có điều kiện sau khi giặt sạch sẽ, cho giẻ vào lò vi sóng 1-2 phút. Thao tác này sẽ làm giảm độ ẩm của miếng giẻ cũng như giết chết vi khuẩn sống.
Không nên dùng giẻ rửa bát từ sợi hóa học hoặc bằng thép bởi trong quá trình cọ rửa những sợi thép mỏng và sợi hóa học rất dễ bong ra ngoài và dính vào thức ăn. Khi đã xâm nhập vào cơ thể, những thành phần này rất khó tiêu hóa, dễ gây ra một số bệnh đường ruột.
Đối với giẻ rửa bát nên chọn loại 100% sợi gỗ hoặc từ sợi tự nhiên không pha tạp bất kỳ thành phần hóa học nào. Loại này thấm hút tốt, không bám mỡ khi rửa, dễ dàng lau chùi rửa sạch các vết bẩn bám trên bát đĩa nhà bếp.
Khăn lau bếp
Chiếc khăn lau bếp là vật dụng quen thuộc, được sử dụng cho rất nhiều mục đích như: Lau tay, lau bát đũa, bắc nồi hoặc lau mặt bàn… Tuy nhiên, 49% những chiếc khăn ở trong bếp được các nhà nghiên cứu tìm thấy chứa rất nhiều vi khuẩn.
Trong những loài vi khuẩn “ngụ cư” trên chiếc chiếc khăn bếp có đến 37% là vi khuẩn E.coli; 37% là Enterococcus – họ vi khuẩn đường ruột và 14% là nhiễm tụ cầu vàng. Đặc điểm chung của những chiếc khăn bếp này cũng là việc các bà nội trợ đã sử dụng khăn được 1 tháng chưa giặt. Và càng những gia đình đông người và có nhiều con nhỏ thì số lượng vi khuẩn trên khăn càng cao.
Thớt
Nhiều gia đình vẫn có thói quen dùng chung một cái thớt duy nhất cho tất cả các bước nấu ăn. Sau khi cắt thịt cá sống, thường rửa sơ sau đó cắt rau củ và thậm chí là thức ăn đã được nấu chín.
Theo các chuyên gia thì việc làm này vô cùng nguy hiểm bởi các loại thức ăn sống như thịt cá đều chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Nếu dùng một cái thớt để cắt cả thực phẩm sống lẫn chín, những vi khuẩn này dễ dàng bám vào thức ăn, rất dễ gây ra ngộ độc và các bệnh về đường tiêu hóa.
Biết được điều này, thay vì mua 2 cái thớt riêng biệt, để tiết kiệm, nhiều gia đình dùng một lúc 2 mặt thớt. Mặt này thái thực phẩm sống, mặt kia cắt thức ăn chín. Trên thực tế, mặt phẳng dùng để kê thớt như kệ bếp, nền nhà thường là nguồn nhiễm bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn cũng đã bám vào mặt dưới của thớt. Vì thế mỗi gia đình nên có 2 chiếc thớt, một chế biến đồ sống và một chế biến đồ chín.
Mặt bàn bếp
Một trong những nơi bẩn nhất trong nhà bếp phải kể đến là khu vực bàn bếp. Đây là nơi diễn ra tất cả các hoạt động nấu nướng. Trong quá trình chế biến, khu vực này không thể tránh khỏi tình trạng bị vấy bẩn bởi thực phẩm thô, nước bắn mặt bàn khi rửa rau quả, thịt cá…
Các loại vi khuẩn có trong các nguyên liệu này cũng được tìm thấy trên bề mặt bàn bếp. Một số khu vực khác như vị trí máy xay sinh tố, máy pha cà phê cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn Coliform, E. Coli nếu không được vệ sinh thường xuyên.
Hộp đựng dao
Hộp đựng dao xếp hạng trong số 10 vật phẩm chứa mầm bệnh nhiều nhất trong nhà. Các hộp đựng dao bằng gỗ đặc biệt chứa nấm men và nấm mốc – nhất là khi bạn cất lại dao còn ướt vào trong hộp.
Lấy dao ra và chùi rửa sạch bằng xà phòng và nước, chà sạch các khe bằng bàn chải hẹp hoặc chất tẩy đường ống. Sau đó, ngâm hộp hoặc chùi hộp bằng nước có pha nửa muỗng thuốc tẩy trong 2 lít nước. Phơi úp hộp xuống cho khô.
Sự xâm chiếm của vi khuẩn trong bếp không kết thúc ở đó. Tay cầm, nút, miếng rửa chén và khăn lau đều là những nơi vi khuẩn ghé thăm nhiều nhất, cần chú ý nhiều hơn.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/6-cho-trong-nha-bep-ban-nhat-ma-ngay-nao-ban-cung-cha…Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/6-cho-trong-nha-bep-ban-nhat-ma-ngay-nao-ban-cung-cham-tay-don-ngay-keo-mang-benh-d236553.html
Những chiếc khăn tắm thường được cho vào các loại hóa chất tẩy rửa để làm sạch, tuy nhiên không đảm bảo vi khuẩn sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn.
Theo Lê Lê (T.h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)