5 việc nhà nào cũng làm, tưởng tốt nhưng lại là nguyên nhân ô nhiễm, đau ốm triền miên

5 việc nhà nào cũng làm, tưởng tốt nhưng lại là nguyên nhân ô nhiễm, đau ốm triền miên

Tương tự như nước xịt phòng, nến thơm được đốt trong phòng nếu bạn chọn nến với thành phần từ hóa học, khi đốt lên sẽ ngưng tụ những chất hóa học làm không khí ô nhiễm.

1. Thói quen đốt nhang

Đốt nhang là một thói quen nằm trong văn hóa của mỗi gia đình Việt. Đốt nhang, thắp nến, thắp đèn cầy… đều cần đốt cháy nhiên liệu. Trong quá trình đốt sẽ sản sinh vô số chất độc và nhiều chất hóa học, trong đó có cả chất độc gây ung thư… khiến không khí trong nhà dễ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, mắt và đường hô hấp là những cơ quan dễ bị kích ứng nhất với các hoạt động này.

5 viec nha nao cung lam, tuong tot nhung lai la nguyen nhan o nhiem, dau om trien mien - 1

2. Thói quen xịt phòng, đốt nến thơm

Bạn có thể không ngờ rằng, việc sử dụng các loại nước xịt phòng với mục đích giúp căn phòng thơm hơn lại có thể trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Nước xịt phòng được bơm vào không khí có thể biến thành nhiều hợp chất hóa học độc hại, làm giảm chất lượng không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Tương tự như nước xịt phòng, nến thơm được đốt trong phòng nếu bạn chọn nến với thành phần từ hóa học, khi đốt lên sẽ ngưng tụ những chất hóa học làm không khí ô nhiễm và chứa nhiều chất độc hại.

5 viec nha nao cung lam, tuong tot nhung lai la nguyen nhan o nhiem, dau om trien mien - 2

3. Thói quen hút thuốc lá

Khi hút thuốc lá trong phòng, người hút phả hơi thuốc lá cùng khói thuốc trên điếu có thể đọng lại trong không gian cũng như trên nội thất. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người sống trong nhà mà còn góp phần làm ô nhiễm không khí.

5 viec nha nao cung lam, tuong tot nhung lai la nguyen nhan o nhiem, dau om trien mien - 3

4. Không vệ sinh thường xuyên vật dụng

Có rất nhiều vật dụng trong nhà “lưu giữ” bụi bẩn, tăng nồng độ bụi khiến không khí trong nhà dù làm sạch đến mấy vẫn không thể khiến không gian trong lành. Một số có thể kể tên như nệm cao su, thảm chùi chân, sofa, rèm cửa… Khí thải từ các vật liệu này chính là những hợp chất hóa học từ bên trong, bị phá vỡ dần và thải ra không khí một cách từ từ ở dạng các khí độc hại. Bên cạnh đó, chúng còn hút bụi tạo nên những ổ vi khuẩn trong nhà.

Điều mà bạn có thể cải thiện chính là hút bụi ở những vị trí có thể và định kỳ vệ sinh giúp hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm không khí và tạo nguồn bệnh cho con người.

5 viec nha nao cung lam, tuong tot nhung lai la nguyen nhan o nhiem, dau om trien mien - 4

5. Không thường xuyên hút mùi khi nấu

Khi nấu nướng, việc cần thiết mà bạn nên làm là bật máy hút mùi. Việc mở cửa để mùi từ việc đun nấu bay ra một cách tự nhiên sẽ không thể đảm bảo. Khí độc luôn phát sinh từ bếp nấu, từ các loại thức ăn và mùi khét từ dầu ăn… Những loại khí độc này nếu không được hút kịp thời có thể lưu giữ trong nhà gây ô nhiễm nội thất và ô nhiễm không khí.

Có rất nhiều thói quen là tác nhân gây ô nhiễm trong nhà. Tính chất độc hại và nguy hiểm của các chất độc trong môi trường sẽ lưu lại gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Bởi vậy, bạn nên trồng thêm cây, thường xuyên dọn nhà, hỗ trợ thêm bằng các máy làm sạch không khí và đặc biệt là ngừng các thói quen gây hại cho cuộc sống của mọi người trong gia đình mình.

Không cần sáp khử mùi nhà vệ sinh vẫn thơm nức với 6 mẹo vặt nhỏ mà có võ

Chỉ với 1 nhúm muối, 1 ít chanh hoặc giấm bạn hoàn toàn có thể khử mùi hôi trong nhà vệ sinh nhà mình một cách nhanh chóng.

Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *