Nếu biết rõ những tác hại khủng khiếp này, chắc chắn bạn sẽ thay đổi thói quen thường mắc khi sử dụng nhà tắm
1. Xả nước trong bồn cầu mà không đóng nắp: Theo Charles Gerba, nhà vi sinh học của Đại học Arizona, cho biết, phân và nước tiểu có thể bay xa đến 6m so với bồn cầu trong mỗi lần xả nước. Đóng nắp trước khi xả nước giúp bảo vệ không khí và nhà tắm không bị ô nhiễm.
2. Ném khăn ướt vào bồn cầu: Trên thực tế, các thử nghiệm cho thấy một số khăn ướt không thể phân hủy trong nước sau 10 phút so với giấy vệ sinh thông thường bị tan ra trong vài giây. Các đồ dùng vệ sinh khác không bao giờ được xả xuống nhà vệ sinh bao gồm: băng vệ sinh, bao cao su, băng y tế và chỉ nha khoa.
3. Dùng tăm bông làm sạch tai: Ráy tai thực chất là lớp màng bảo vệ tự nhiên tốt nhất chống lại bụi bẩn. Nhai và nói chuyện giúp hàm di chuyển ráy tai từ trong ra ngoài. Nhưng nếu bạn sử dụng tăm bông có thể ảnh hưởng đến quá trình đào thải tự nhiên của cơ thể, thậm chí vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn. Vì vậy các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên bạn nên hạn chế tối đa thói quen làm sạch tai này.
4. Ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu: Một số người có thói quen tranh thủ thời gian đi vệ sinh để đọc sách hoặc sử dụng điện thoại. Nhưng thói quen này thường gây ra nguy cơ phổ biến nhất là khiến bạn mắc bệnh trĩ do vị trí ngồi đặt nhiều áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới khiến chúng sưng hoặc phồng lên.
5. Dùng khăn lau mặt: Những thứ ẩm ướt như khăn lau mặt có thể là thiên đường hoàn hảo cho vi khuẩn bám vào. Cách duy nhất để loại trừ tối đa vi khuẩn khi sử dụng khăn lau mặt là giặt sạch bằng bột giặt và phơi khô sau mỗi lần sử dụng. Tuy nhiên thói quen này gây ra khá nhiều bất tiện và công sức cho bạn, vì vậy biện pháp thay thế thích hợp là rửa mặt bằng tay. Tuy nhiên hãy rửa sạch tay trước khi rửa mặt vì trên tay cũng chứa rất nhiều vi khuẩn có hại.
6. Dùng xà bông sai cách: Một nghiên cứu cho biết các sinh vật gây bệnh có thể ẩn náu trên xà phòng trong và sau khi sử dụng. Để an toàn, bạn nên luôn sử dụng xà bông dưới vòi nước và bảo quản chúng ở nơi khô ráo để tránh vi khuẩn tích tụ.
7. Để bàn chải đánh răng quá gần bồn cầu: Bàn chải đánh răng nên được bảo quản cách bồn cầu xa nhất có thể vì phân và nước tiểu có thể bắn ra khỏi bồn cầu khi bạn xả nước mà không đóng nắp. Bồn rửa mặt cũng là nơi bạn nên để ý vì xà phòng và nước bẩn có thể văng vào bàn chải đánh răng của bạn. Các Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo nên giữ bàn chải đánh răng ở khu vực khô ráo và riêng biệt để ngăn chặn nguy cơ chứa vi khuẩn và lây nhiễm chéo với bàn chải đánh răng khác.
8. Không làm sạch bàn chải đánh răng của bạn: Các nhà nghiên cứu từ Đại học Manchester đã tìm thấy khoảng 10 triệu vi trùng như E.coli trên bàn chải đánh răng. Vì vậy, cần phải rửa sạch bàn chải đánh răng sau mỗi lần sử dụng và thỉnh thoảng ngâm nó trong 1 chén giấm khoảng 30 phút để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn còn sót lại. Và hãy chắc chắn rằng bạn thay thế bàn chải đánh răng tối thiểu 3 tháng/lần.
9. Sử dụng quá nhiều giấy vệ sinh: Lau quá nhiều có thể gây kích ứng hậu môn và những vết trầy xước nhỏ gây ra viêm và ngứa. Nếu 2 lần lau bạn vẫn cảm thấy không đủ, hãy chuyển sang dùng giấy vệ sinh ướt hoặc khăn lau không mùi để giảm kích ứng và ma sát khi lau.
Nhiều gia đình thường lắp máy giặt ở ban công, sân thượng, nhà tắm, gầm cầu thang vì tiện lợi nhưng họ không hề biết rằng đây chính là sai lầm.
Theo Linh Trang (Dân Việt)