Việc để mở nắp hoặc đóng lại với máy giặt lồng đứng chẳng phải là vấn đề gì to tát nhưng với máy giặt lồng ngang lại là cả 1 vấn đề lớn.
Nếu bạn bắt đầu chuyển từ việc sử dụng máy giặt lồng đứng sang máy giặt lồng ngang thì có một thói quen mới mà bạn nên học cách thay đổi, đó là luôn mở cửa lồng giặt ngang khi không sử dụng.
Theo trang Lifesavvy, máy giặt lồng đứng không có màng che và hầu như nước cũng không bị văng ra ngoài do thiết kế lồng giặt đứng. Mặc dù vậy hơi nước vẫn có thể bốc ra ngoài từ lồng giặt dễ dàng. Do đó nên độ ẩm bên trong buồng giặt không bao giờ đủ lớn để gây ra các vấn đề nấm mốc. Việc để mở lắp hoặc đóng lại với máy giặt lồng đứng chẳng phải là vấn đề gì to tát.
Nhưng máy giặt cửa trước có màng che và lớp lót cao su chắc chắn. Lớp lót cao su của cửa máy giặt khá quan trọng vì nó giúp nước trong buồng giặt không bị tràn ra ngoài.
Nhưng chính ưu điểm này cũng là nhược điểm vì thiết kế lớp lót này khá kín. Môi trường máy giặt lồng ngang vốn đã kín nay càng kín hơn vì lớp lót cao su của máy giặt sẽ chặn không cho không khí lưu thông. Đây là môi trường hoàn hảo cho nấm mốc phát triển và gây hại cho sức khỏe của bạn. Đó là chưa kể quần áo sẽ có mùi hôi do nấm mốc trong lồng giặt.
Đã có rất nhiều người gặp phải vấn đề nấm mốc trong máy giặt của họ. Trên thực tế, đây là một vấn đề không lớn nhưng trong nhiều năm qua, đã có nhiều khách hàng kiện các nhà sản xuất về việc máy giặt làm quần áo dễ bị mốc. Tuy nhiên cách giải quyết cho những vấn đề như vậy lại vô cùng đơn giản. Đó là luôn để cửa máy giặt lồng ngang mở sau khi không sử dụng nữa.
Đúng vậy, đó là bởi việc mở cửa lồng giặt sẽ giúp không khí có điều kiện lưu thông trong lồng giặt và giúp loại bỏ sự ẩm mốc gây khó chịu. Một số nhà có không gian chật hẹp khiến việc mở cửa máy giặt có thể hơi khó khăn.
Nhưng bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách mở vừa đủ cho không khí lưu thông. Nói chung việc tạo ra không khí thông thoáng cho bên trong máy giặt là điều quan trọng nhất.
Hướng dẫn sử dụng máy giặt lồng ngang đúng cách:
– Nên dùng bột giặt chuyên dụng cho máy giặt: Không phải loại bột giặt nào cũng thích hợp với máy giặt lồng ngang. Chất tẩy rửa thông thường sẽ cho nhiều bọt xà phòng, và theo thời gian, chúng có thể mang đến một lớp màng trong lồng giặt cũng như trong các ống nước. Điều này sẽ khiến cho cho nấm mốc có cơ hội sinh sôi, thậm chí có thể gây hại cho máy móc hoặc các bảng mạch điện tử.
– Chọn tốc độ quay vắt thích hợp: Tốc độ quay thích hợp với lượng quần áo sẽ giúp máy vận hành êm hơn và bền hơn.
– Nên lấy quần áo ra ngay khi giặt xong: Quần áo ẩm ướt để lâu trong máy sẽ mang đến môi trường lý tưởng nấm mốc và mùi hôi phát triển.
– Vệ sinh gioăng cao su của máy giặt thường xuyên: Làm sạch phần gioăng cao su của máy giặt bằng dung dịch nước và giấm (tỷ lệ 1:1) để hạn chế nấm mốc, mùi hôi hay bụi bẩn.
– Vệ sinh máy định kỳ hàng tháng: Bạn nên vệ sinh máy định kỳ hàng tháng. Hãy đổ một ít giấm ăn thay vì bột giặt vào hộp chứa bột giặt, và thêm một cốc soda baking trực tiếp vào lồng giặt, nó sẽ giúp trung hòa độ pH và giúp chà xát lồng giặt. Sau đó, để máy hoạt động vệ sinh lồng giặt.
Sau nhiều năm sử dụng máy giặt, chủ nhà mới “khám phá” ra tại sao cứ vài hôm lại biến mất vài chiếc tất.
Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)