Ngược với xu hướng mái bằng thường thấy ở các thành phố lớn, căn biệt thự này có kiến trúc mái dốc vô cùng độc đáo.
Căn biệt thự này nằm ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là nơi ở của một gia đình ba thế hệ.
Ngôi nhà nổi bật trong khu phố nhờ một bề mặt mái ngói lớn, trải dài từ tầng thượng tới tận hết tầng 2.
Ngói đỏ được làm từ đất nung, một loại vật liệu quen thuộc gắn liền với kí ức của nhiều thế hệ và dường như đã trở thành hình ảnh đại diện cho các khu phố cổ ở Việt Nam.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới với 2 mùa mưa, nắng rõ rệt, thách thức dành cho các kiến trúc sư là làm sao để hạn chế được tác động của thời tiết đối với không gian sống.
Thiết kế mái dốc như thế này thay vì kiểu mái bằng đang thịnh hành ở thành phố lớn giúp hạn chế được tác động của mưa, đồng thời ánh sáng và gió sẽ được lưu thông dễ dàng hơn.
Khi thiết kế, các kiến trúc sư đã cân nhắc 5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.
Đầu tiên là hướng mặt trời, xem xét hướng nhà và hướng đi của mặt trời để bố trí các khối đặc hoặc rỗng, nhằm giảm lượng nhiệt vào nhà.
Thứ 2 là hướng gió. Thiết kế mái dốc lớn cho phép ánh sáng và gió lưu thông qua điểm cao nhất của mái nhà, hệ thống cửa sập giúp thông gió xuyên suốt công trình.
Thứ 3 là mưa. Hệ thống thu nước mưa ẩn trong dầm bê tông sẽ giúp giữ lại phần lớn lượng nước rơi xuống mái nhà, sau đó được tận dụng để tưới cho khu vườn nhỏ phía sau.
Mái ngói dốc cũng tạo ra một màn nước mưa tuyệt đẹp để trẻ em có thể nhìn ngắm, chơi đùa.
Thứ 4 là cây cối. Khoảng sân phía trước và phía sau kết nối với nhau tạo nên mảng xanh mang đến không khí trong lành cho không gian sống.
Thứ 5 là con người. Con người được coi là yếu tố quan trọng nhất trong ngôi nhà.
Các không gian sinh hoạt được liên kết với nhau nhằm tăng cường sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.
Khu vực bếp và bàn ăn ở tầng 1
Không gian thoáng rộng
Khu vực cầu thang và hàng lang tầng 2
Phòng tắm và WC
Ngôi nhà 25m2 ở Đài Loan bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng đã được “khoác áo mới” đẹp đến ngỡ ngàng sau khi được cải tạo.
Bình Nguyễn (Theo ArchDaily) (Dân Việt)