Tưởng như đây là công việc ai cũng biết làm thế nhưng sự thực bạn cần tới các mẹo để có thể đánh bay các vết bẩn cứng đầu nhanh hơn.
1. Chọn đồ rửa bát
Để tiết kiệm tối đa nước rửa bát, các chị phụ nữ thường mách nhau nên sử dụng đồ rửa bát tạo bọt. Giẻ rửa bát quá mịn và dày sẽ làm chất bẩn rất khó sạch. Giẻ tạo được nhiều bọt sẽ giúp xử lí số lượng bát đĩa gấp đôi so với các loại giẻ thông thường. Ngoài ra, hãy nhớ để giẻ nơi khô ráo, thoáng mát và thay giẻ 1 tuần 1 lần để ngăn cản sự sinh sôi của vi khuẩn.
2. Sử dụng đúng loại nước rửa bát
Hãy tìm loại xà phòng kháng khuẩn với axit lactic, trong đó có cung cấp các hoạt chất kháng khuẩn mà lại có thể rửa sạch nhanh chóng.
3. Phân loại chén bát trước khi rửa
Thông thường chúng ta thường hay bị “choáng” trước số lượng bát đĩa quá nhiều và thấy cái nào thì rửa cái đó chứ không theo trật tự gì làm mất rất nhiều thời gian. Tốt nhất là bạn hãy phân loại chén bát theo các kích cỡ khác nhau, vừa rửa vừa phân loại.
Những loại nồi niêu xoong chảo dính nhiều dầu mỡ thừa cần được xử lí đầu tiên để tránh làm bẩn thêm chén bát khác. Sau khi rửa sạch, thứ tự sắp xếp chén đĩa là: đĩa to và nông nhất để dưới cùng, các đĩa nhỏ hơn để phía trên, sau đĩa thì đến bát cũng theo thứ tự trên.
4. Baking soda là nguyên liệu tẩy sạch dầu mỡ tốt nhất
Cho vào chiếc chảo đầy dầu mỡ của gia đình một thìa baking soda và một bát nước. Đun sôi nước trong vài phút và sau đó việc rửa sạch chỉ tốn hơn kém 1 phút đồng hồ.
5. Rửa bát với nước nóng
Vào thời tiết mùa đông hoặc đối với những đồ dùng nhà bếp dính quá nhiều dầu mỡ, bạn cần nước nóng để cứu trợ bằng cách: Ngâm chúng với nước nóng pha loãng với muối và rửa sạch lại với nước rửa bát. Chén bát vừa sạch vết bẩn lại còn khử được vi khuẩn và mùi khó chịu. Đặc biệt, phương pháp này cũng sẽ loại được mốc đối với các đồ dùng làm từ tre, gỗ…
6. Hãy kiên nhẫn ngâm bát đĩa
Bát đĩa sứ dính bết thực phẩm có thể rửa ngay lập tức nhưng xoong nồi, chảo rán cần ngâm trong nước ấm một lúc để phần thức ăn cháy bám ở đáy nồi, chảo rã dần ra. Một vài phút ngâm nước ấm sẽ rút ngắn một chặng đường dài kì cọ, nó sẽ phân ra bớt thực ăn và giúp đôi bàn tay của bạn khỏi mỏi mệt khi phải chà cọ quá nhiều. Đối với nồi có vết cháy quá nặng ở đáy cần ngâm với nước muối lạnh qua đêm, sau đó đun sôi nước để vệ sinh dễ dàng hơn.
7. Đừng xếp bát đĩa bẩn vào bồn rửa
Rất nhiều chị em có thói quen vứt luôn bát đĩa bẩn vào bồn rửa. Thế nhưng đúng ra bạn chỉ cần xếp gọn trên kệ bếp cạnh bồn rửa. Một bồn rửa chén đầy bát đĩa dính dầu mỡ thì sau đó bạn không thể rửa thực phẩm được nữa. Nếu muốn rửa thêm rau, thịt cá,… bạn lại phải tốn thời gian xếp bát đĩa lên trên kệ.
8. Pha loãng nước rửa bát
Nhiều người cứ lầm tưởng rằng nước rửa bát càng đậm đặc thì càng dễ rửa trôi các loại dầu mỡ, thức ăn thừa. Nhưng để rửa bát sạch và tiết kiệm, bạn nhất thiết phải pha loãng nước rửa bát. Dùng quá nhiều nước rửa bát trong 1 lần rửa sẽ gây lãng phí và lượng nước rửa bát thừa trên chén đĩa cũng khó để rửa sạch hơn. Khi ấy bạn cần rửa nhiều lần và dùng nhiều nước hơn thì mới làm sạch được lượng nước rửa bát đó, làm bạn tốn thời gian và lãng phí nước.
9. Sử dụng nước lạnh để rửa cốc đựng sữa và tinh bột
Rửa cốc đựng kem hoặc bơ bằng nước nóng có thể tạo ra hỗn hợp bết dính như kẹo cao su, chuyên gia Martha Stewart giải thích trên blog của cô. Tráng qua bát đĩa đựng đồ ăn chứa sữa, tinh bột bằng nước lạnh trước khi rửa bát bằng nước ấm trong mùa đông.
10. Cách rửa đồ sứ, thủy tinh
Đối với các đồ dùng làm từ sứ hay thuỷ tinh, việc kì cọ các vết ố sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì thế, đối với chén bát từ sứ, bạn nên ngâm chúng trước với nước cốt chanh rồi rửa lại sạch với nước nóng. Còn đối với ly, ấm bằng thuỷ tinh, dùng baking soda pha với nước rồi lau qua bề mặt, cuối cùng dùng giẻ mềm để lau lại sẽ có bề mặt bóng sáng như mới.
Hãy vứt ngay tấm thảm trước cửa nhà tắm đi và thay bằng tấm thảm sỏi này, chắc chắn nhà tắm sẽ trở thành nơi thu hút nhất trong căn nhà của bạn.
Theo Lê Lê (T/H) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)